• HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

    Nhân viên không hạnh phúc vì bị đối xử thiếu văn minh?

  • Thứ hai, 15:09 Ngày 26/06/2023
  • Đây là kết quả đề tài nghiên cứu của ThS. Đỗ Uyên Tâm - Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh - Học viện Hàng không Việt Nam, đề tài mang tính ứng dụng và áp dụng vào trong thực tế, đồng thời được vận dụng cho các môn học liên quan đến quản trị nguồn nhân lực tại Học viện Hàng không Việt Nam.

    Đối với các công ty dịch vụ, đặc biệt lĩnh vực hàng không, sự hạnh phúc của nhân viên tuyến đầu đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của một tổ chức vì nó có tương quan với hiệu suất làm việc, cam kết trong công việc, sự hài lòng đối với công việc và ý định nghỉ việc của nhân viên. 

    ThS. Đỗ Uyên Tâm báo cáo đề tài tại hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở

    Do đó, các nhà quản lý luôn cố gắng nâng cao sự hạnh phúc đối với nhân viên, đặc biệt là nhân viên tuyến đầu vì họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là hình ảnh đại diện của công ty. Để làm được điều đó, xác định các tiền tố làm suy giảm sự hạnh phúc của các nhân viên tuyến đầu là vô cùng quan trọng để nhà quản lý có biện pháp can thiệp kịp thời và làm giảm tác động tiêu cực của nó. 

    ThS. Đỗ Uyên Tâm và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu"Liệu hành vi bất lịch sự tại nơi làm việc có ảnh hưởng đến sự hạnh phúc chủ quan của nhân viên check in tại sân bay? Vai trò trung gian của sự lan tỏa nguồn lực từ công việc sang gia đình". 

    Dựa trên kết quả khảo sát trên 200 nhân viên check in tại Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất, sử dụng phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) để đánh giá mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, kết quả đã chỉ ra rằng khi các nhân viên bị cấp trên hành xử thiếu văn minh có thể chuyển sự thất vọng, cảm xúc tiêu cực của họ từ công việc sang gia đình. 

    Mặc dù nhân viên có thể bị đồng nghiệp đối xử khiếm nhã nhưng những trải nghiệm về sự đối xử khiếm nhã đó lại ít gây ra hậu quả hơn so với hành vi khiếm nhã từ người giám sát. Điều này có thể được giải thích rằng trong xã hội châu Á với đặc trưng là khoảng các quyền lực cao và là nơi có hệ thống tổ chức phân cấp nhiều hơn. 

    Do đó, nhân viên thường kìm nén những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực khi bị cư xử khiếm nhã từ người giám sát và sự tâm trạng tiêu cực này dễ dàng lan tỏa sang khía cạnh gia đình. Hơn nữa, vì cấp trên kiểm soát các nguồn lực và cơ hội thăng tiến của cấp dưới, nạn nhân của hành vi khiếm nhã từ người giám sát có thể gặp khó khăn hơn trong việc giải tỏa cảm xúc và chống đối khi trải nghiệm các hành vi này, do đó tác động của hành vi khiếm nhã từ người giám sát có thể trầm trọng hơn nhiều so với từ đồng nghiệp. 

    Tin: Tổng hợp

    • facebook
    Quickom Call Center
    ×
    Chào mừng bạn đến với Học viện Hàng không Việt Nam!
    Để được tư vấn/giải đáp thắc mắc, vui lòng liên hệ Phòng/Khoa/Trung tâm dưới đây: