Mục tiêu chung
Chương trình cử nhân Quản trị nhân lực đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao chuyên ngành đồng thời nhằm tạo ra những tri thức khoa học làm nền tảng cho đào tạo ở bậc cao hơn. Bên cạnh đó cử nhân Quản trị Nhân lực cũng có năng lực thực hiện hiệu quả các công việc của quản trị nguồn nhân lực như hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch nhân lực doanh nghiệp; biết phân tích thiết kế công việc, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá kết quả thực hiện công việc, lương thưởng và phúc lợi, sức khỏe và an toàn lao động; biết thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ lao động doanh nghiệp...... Cử nhân Quản trị Nhân lực còn có kỹ năng phân tích, phản biện và giải quyết các vấn đề về nhân sự, có năng lực tự học, nghiên cứu và học tập ở bậc học cao hơn.
Sử dụng tốt ngôn ngữ tiếng Anh và công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn và quản lý điều hành các hoạt động trong lĩnh vực quản trị nhân lực.
Năng lực sử dựng ngoại ngữ Tiếng Anh TOEIC 500 tương đương B1 (CEFR) hoặc Bậc 3 theo Thông tư số 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hay B1 quy đổi tương đương sang một số chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có năng lực Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, ngày 21/6/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Văn bằng sau khi tốt nghiệp
Cử nhân
Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị nhân lực, người học có năng lực phát triển sự nghiệp ở các vị trí công tác từ chuyên viên đến các chức vụ quản lý:
Chuyên viên nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, định mức, quản trị tiền lương, quan hệ lao động … ở phòng Nhân sự của các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành nghề.
Chuyên viên tư vấn nhân sự trong các công ty tư vấn, đào tạo, cung cấp dịch vụ việc làm, các công ty chuyên về tuyển dụng và cung ứng lao động...
Chuyên viên trong các phòng Tổ chức Nhân sự của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội; Chuyên viên ở Sở hoặc Phòng Lao động – Thương binh – xã hội tại các địa phương; Nghiên cứu viên trong các Viện nghiên cứu về lao động, xã hội, tiền lương, công đoàn...
Làm việc tại các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học, học viên; Các viện nghiên cứu về quản trị nhân lực, viện nghiên cứu có bộ phận nghiên cứu về quản trị nhân lực.
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng học tập: Tiếp tục học lên các bậc cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ) ngành Quản trị nhân lực và học các ngành khác thuộc khối ngành kinh doanh và quản lý tại các trường đại học trong nước và quốc tế; Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân lực ở đơn vị công tác cụ thể; Sinh viên sau khi tổt nghiệp cũng có thể đạt được sự thuận lợi để học tiếp và có thể thi để lấy các chứng chỉ hành nghề của Việt Nam, quốc tế về nhân sự; Tiếp tục học liên thông ngang sang các ngành khác.
Chương trình đào tạo
120 tín chỉ (không bao gồm học phần Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng)
- Chương trình đào tạo: 2021
- Ma trận chuẩn đầu ra: 2021
- Phương pháp giảng dạy và đánh giá: Xem tại đây
- Website khoa Quản trị kinh doanh: Xem tại đây