Mục tiêu chung
Chương trình GDĐH ngành Quản lý hoạt động bay nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện, cơ bản hiện đại bảo đảm sau tốt nghiệp có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của người kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực Quản lý hoạt động bay đồng thời thích ứng với sự phát triển kỹ thuật công nghệ của ngành.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp trong ngành hàng không và trong ngành kinh tế kỹ thuật khác. Những sinh viên giỏi có thể làm công tác giảng dạy trong các nhà trường hoặc các viện nghiên cứu.
Mục tiêu đào tạo cụ thể
Đào tạo Kỹ Sư Quản lý Hoạt Động Bay với các mục tiêu sau đây:
* Có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, có khả năng thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, đưa ra khuyến cáo và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý hoạt động bay, trực tiếp đi sâu vào lĩnh vực tổ chức quản lý, điều hành bay.
* Có khả năng tổng hợp kiến thức chuyên môn ngành Quản lý hoạt động bay, nắm vững các kiến thức chuyên ngành như: quy tắc bay, dịch vụ không lưu, hệ thống trang thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát phục vụ công tác điều hành bay, kiến thức về thiết kế phương thức bay, dẫn đường bay theo tính năng, triển khai thực hiện các các phương thức điều hành bay, nghiên cứu cải tiến cơ cấu tổ chức vùng trời khoa học, hợp lý...
* Có khả năng trực tiếp tham gia thực hiện công tác điều hành bay tại các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay (Kiểm soát tại sân, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài, kiểm soát luồng không lưu, thông báo tin tức hàng không...).
* Có khả năng hoạch định, tổ chức, lên kế hoạch, phương án trong Quản lý vùng trời, Quản lý luồng không lưu, thiết kế phương thức bay.
* Có khả năng thực hiện công tác quản lý, giám sát và kiểm soát tàu bay tại các giai đoạn, khai thác kỹ thuật ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không.
* Có khả năng giải quyết và xử lý tình huống, kĩ năng điều hành và giám sát hoạt động tàu bay trong vùng trời trách nhiệm, khu vực trách nhiệm theo các quy định hiện hành.
* Có khả năng phân tích, áp dụng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, dịch vụ... để trở thành những cán bộ nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, giảng viên trong các trường đại học... đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
* Có khả năng hoạch định, ra quyết định, xây dựng chiến lược nâng cao năng lực thuộc ngành quản lý hoạt động bay.
* Có khả năng nhận biết, học hỏi về các kiến thức chuyên môn khác liên quan đến ngành quản lý hoạt động bay.
CHUẨN ĐẦU RA
- Sử dụng được các kiến thức lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ, đồng thời có khả năng vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực xã hội tự nhiên vào phân tích và đề xuất các chính sách kinh tế.
- Có ý thức rèn luyện sức khỏe để học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
- Áp dụng được kiến thức về kỹ thuật như: hình họa và vẽ kỹ thuật; đồ họa vi tính và CAD.
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về tàu bay như: khí động lực học; cơ học và tính năng tàu bay; động cơ tàu bay.
- Giải thích được vai trò, chức năng của các hệ thống và các phương thức mới sử dụng trong ngành Quản lý hoạt động bay như: Hệ thống thông tin, liên lạc hàng không; Hệ thống liên lạc, dẫn đường, giám sát; Hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu; Dẫn đường bay theo tính năng.
- Thiết kế phương thức bay, xây dựng phương thức điều hành bay, xây dựng các giải pháp tối ưu trong việc tổ chức và sử dụng vùng trời, xây dựng giải pháp nâng cao năng lực thông qua cảng hàng không sân bay, thông qua vùng trời trách nhiệm…
- Sử dụng được các kiến thức tổng quát như: vùng trời kiểm soát; giới hạn của khu vực kiểm soát và các dịch vụ không lưu được cung cấp; cấu trúc đường hàng không; các chướng ngại vật sân bay, khu vực cấm, hạn chế và nguy hiểm (đặc tính địa hình/địa vật bao gồm độ cao, phương vị và cự ly so với sân bay; vị trí, kích thước và hoạt động của các khu vực cấm bay, hạn chế bay và nguy hiểm).
- Phân tích được các số liệu đường cất hạ cánh, các cự ly công bố; sân đỗ, đường lăn và các vị trí để kiểm tra dữ liệu kỹ thuật; hệ thống kiểm soát, hướng dẫn di chuyển mặt đất và sơn kẻ dấu hiệu.
- Áp dụng được các loại NOTAM, điện văn, bản tin khí tượng, kế hoạch bay... vào công tác điều hành kiểm soát tàu bay.
- Xây dựng và vận dụng được các phương thức điều hành bay hàng không dân dụng , quy chế bay trong khu vực sân bay trong các giai đoạn kiểm soát tại sân, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài.
- Áp dụng và lựa chọn được các phương thức điều hành bay, các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); phương thức xử lý tình huống bất thường khẩn nguy trong các giai đoạn kiểm soát tại sân, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài.
- Áp dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành quản lý hoạt động bay.
Phân tích, áp dụng được các qui định, yêu cầu của đơn vị và các khuyến cáo của ICAO.
- Trình bày được quy tắc vận chuyển quốc tế về vận chuyển Hàng không hoặc kinh tế hàng không.
- Trình bày được kiến thức về các hệ thống đặc thù trên tàu bay hệ thống cơ khí hoặc hệ thống điện tử.
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp và thuyết trình.
- Kỹ năng nói, viết bài bằng tiếng Việt: Kỹ năng nói, viết bài bằng tiếng Việt: Có khả năng trình bày lưu loát, ngắn gọn, suc tích, dễ hiểu… 1 vấn đề; có khả năng phát biểu tự tin trước công chúng; có khả năng viết đúng về hình thức và chính xác về nội dung các văn bản lưu hành nội bộ và văn bản gửi ra ngoài.
- Kỹ năng giao tiếp, viết bài bằng tiếng Anh: Kỹ năng giao tiếp, viết bài bằng tiếng Anh: Có khả năng trình bày ngắn gọn, dễ hiểu… 1 vấn đề ngắn; có khả năng phát biểu tự tin trước công chúng; có khả năng viết đúng về hình thức và chính xác về nội dung các văn bản ngắn, đơn giản lưu hành nội bộ và văn bản gửi ra ngoài; có khả năng đọc hiểu chính xác các văn bản tiếng Anh liên quan đến công việc thực hiện.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề cơ bản về KHTN và KHXH: Có khả năng sử dụng kiến thức KHTN và KHXH để tính toán, phân tích, diễn giải, tổng hợp một vấn đề phục vụ cho công tác chuyên môn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn chung: Giải quyết nhanh, chính xác các công việc đơn giản; phối kết hợp, tham khảo ý kiến,… để giải quyết các vấn đề phức tạp như: Phân tích được các sơ đồ, bản đồ liên quan trong lĩnh vực Quản lý hoạt động bay; Áp dụng được các kỹ năng vận hành, khai thác các hệ thống liên quan đến ngành Quản lý hoạt động bay; Sử dụng được các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật được lắp đặt tại các vị trí làm việc (vị trí điều hành bay); Sử dụng được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh; Ghi chép được nhật ký không lưu.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn sâu: Giải quyết nhanh, chính xác các công việc đơn giản; phối kết hợp, tham khảo ý kiến,… để giải quyết các vấn đề phức tạp như: Tổ chức thực hiện được công tác điều hành bay trong khu vực trách nhiệm; thực hiện được kỹ năng điều hành tàu bay trong các giai đoạn của chuyến bay (tại sân, tiếp cận, đường dài) bảo đảm theo quy định và áp dụng được các phương thức điều hành tàu bay mới; hoạch định, tổ chức được nền không lưu; biên soạn và triển khai thực hiện được công tác hiệp đồng với các cơ sở điều hành bay và các cơ quan, đơn vị liên quan; phát hiện được những bất thường xảy ra trên bề mặt đường cất hạ cánh (đường băng), đường lăn, sân đỗ, vùng trời kiểm soát; nhận biết và giải quyết được các tình huống bất thường và khẩn nguy.
- Kỹ năng hội nhập quốc tế: Có kỹ năng giao tiếp và có quan hệ tốt với đối tác, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, … là người nước ngoài nâng cao hiệu quả giải quyết công việc.
- Thể hiện được kĩ năng phát âm tiếng anh chuẩn, đọc rõ ràng, mạch lạc.
- Vận dụng được kĩ năng viết báo cáo thường kỳ (tình hình hoạt động bay, các trang thiết bị kỹ thuật hằng ngày; tổng hợp tuần, tháng, quý, năm) và các báo cáo chuyên môn tùy theo yêu cầu của vị trí công việc cụ thể.
- Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Có ý thức và hành động cụ thể tham gia bảo về môi trường; tham gia các chương trình hỗ trợ cộng đồng bằng những việc làm thiết thực,...
- Trách nhiệm với đồng nghiệp, với đơn vị công tác; trách nhiệm với công việc: Đồng cam, cộng khổ với đồng nghiệp, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; nêu cao ý thức đặt lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân; đề cao tinh thần tất cả vì công việc.
- Có sức khỏe tốt: Có sức khỏe tốt và hình thành được thói quen rèn luyện sưc khỏe, tham gia đều đặn thể dục thể thao.
Văn bằng sau khi tốt nghiệp
Kỹ sư Quản lý hoạt động bay
VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP
Tốt nghiệp chương trình, sinh viên có thể công tác tại:
- Kiểm soát viên không lưu trình độ đại học trực tiếp tham gia công tác điều hành bay tại các cơ sở điều hành bay: Kiểm soát tại sân, Trung tâm kiểm soát tiếp cận, Trung tâm kiểm soát Đường dài trực thuộc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam.
- Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam: Chuyên viên Ban Không Lưu, chuyên viên Ban An Toàn chất lượng và An ninh, Chuyên viên Phòng An toàn, Chất lượng An Ninh, Chuyên viên phòng không lưu Tại các Công ty quản lý bay khu vực, nhân viên không lưu thuộc Trung tâm Quản lý luồng Không lưu; nhân viên thông báo tin tức hàng không, nhân viên thiết kế phương thức bay tại Trung tâm Thông báo Tin tức Hàng Không; nhân viên Hiệp đồng TKCN tại Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn...
- Chuyên viên phòng Quản lý hoạt động bay hoặc Phòng Tiêu Chuẩn An Toàn, phòng thanh tra của Cục Hàng không Việt Nam.
- Nhân viên Điều độ, khai thác bay tại các Hãng hàng không.
- Nhân viên/ chuyên viên Cảng Vụ Hàng không Việt Nam các Cảng Hàng không Việt Nam.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, giảng viên trong các trường đại học đào tạo chuyên ngành Quản lý hoạt động bay.
- Tham gia làm việc tại các Bộ, Ngành có lĩnh vực đòi hỏi chuyên ngành Quản lý hoạt động bay, chuyên ngành về Hàng không dân dụng
Chương trình đào tạo
150 tín chỉ (không bao gồm học phần Giáo dục thể chất và giáo dục Quốc phòng)
- Chương trình đào tạo: 2019, 2021, 2022-2024
- Bản mô tả chương trình đào tạo: 2019, 2021, 2022-2024
- Ma trận chuẩn đầu ra: Xem tại đây
- Phương pháp giảng dạy và đánh giá: Xem tại đây