Từ kỹ sư kỹ thuật máy bay trở thành cơ phó

tuyensinh
26 March, 2025
“So với thời điểm tôi theo học, Học viện Hàng không Việt Nam nay đã phát triển hơn trước rất nhiều, là môi trường đào tạo lĩnh vực hàng không năng động, chuyên nghiệp. Tôi tin rằng các bạn trẻ học tập tại học viện hiện nay với sự sáng tạo và năng động hoàn toàn có thể mạnh dạn đặt ra những mục tiêu lớn cho bản thân để bay cao, bay xa hơn” – Cơ phó Trần Nguyễn Minh Toàn.
Cơ phó Trần Nguyễn Minh Toàn trên khoang lái
Anh Trần Nguyễn Minh Toàn, cựu sinh viên khóa 1 hệ đại học Học viện Hàng không Việt Nam, từ một kỹ sư kỹ thuật máy bay nay đã trở thành cơ phó làm của Hãng Hàng không VietJet Air.
Cơ phó Trần Nguyễn Minh Toàn từng theo học chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không, ngành kỹ thuật điện tử truyền thông khóa 2007-2011 của Học viện Hàng không Việt Nam.
Chạm ước mơ bay từ công việc bảo dưỡng máy bay
Chia sẻ về chuyện chọn ngành, anh Toàn cho biết năm 2003, hàng không là một ngành được nhiều người ao ước và ngưỡng mộ. Khi đó, Toàn đang chuẩn bị chọn ngành vào đại học thì hay tin Học viện Hàng không Việt Nam đang tuyển sinh khóa 1 hệ đại học, anh tin rằng đây là nơi để giúp mở ra cánh cửa, có cơ hội chạm đến ước mơ được làm việc trong lĩnh vực hàng không của mình.
Minh Toàn trong ngày nhận bằng tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, Toàn được nhận vào làm việc tại hãng Hàng không VietJet Air với vị trí kỹ sư kỹ thuật máy bay. Trong suốt 9 năm làm việc tại đây, anh có cơ hội được làm đúng chuyên ngành đã được đào tạo. Đồng thời, anh được bồi dưỡng, đào tạo tại các trung tâm huấn luyện kỹ thuật máy bay hàng đầu trên thế giới ở Đức, Ấn Độ, Trung Quốc… “Nhờ vậy giúp tôi có cơ hội được tiếp cận các công nghệ tân tiến, hiện đại mới nhất trên thế giới và từng bước nâng cao tay nghề lẫn trình độ chuyên môn. Với những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, tôi đã trở thành kỹ sư bảo dưỡng tàu bay mức B2 (điện – điện tử) kiêm trực ban trưởng điều hành bảo dưỡng và giáo viên kỹ thuật tại hãng”, anh Toàn cho biết.
Trong suốt quá trình làm việc tại VietJet Air, Toàn đã được thường xuyên tiếp xúc với tàu bay và thực hiện các chuyến bay công tác/ huấn luyện xa nhà. Được trực tiếp ngắm nhìn bầu trời, đi đến những nơi nổi tiếng khắp năm châu đã nuôi dưỡng trong anh ước mơ được tự mình cầm lái những chiếc tàu bay hiện đại, được đi nhiều hơn để đến với những hành trình mới mẻ khác. Tuy nhiên, đối với việc đào tạo phi công, chi phí luôn là một rào cản lớn mà không phải ai cũng đáp ứng được.
“Thật may mắn và tình cờ khi vào năm 2020, khi tôi vẫn đang nỗ lực, phát triển bản thân thì cơ hội đã đến. Tôi đã vượt qua các vòng tuyển sinh nghiêm ngặt và nhận được học bổng tham gia vào chương trình đào tạo phi công phi lợi nhuận duy nhất đến nay tại Việt Nam. Tôi đã trải qua quá trình huấn luyện phi công cơ bản tại bang Florida, Mỹ. Sau đó, tôi trở về Việt Nam và tiếp tục được đào tạo chương trình lý thuyết huấn luyện phi công vận tải hàng không cũng như chuyển loại tàu bay A320 tại VietJet Air”, anh Toàn chia sẻ.
Trở thành phi công 6 loại máy bay
Theo anh Toàn, có rất nhiều điều đặc biệt trong quá trình đào tạo phi công tại Hoa Kỳ. Điều khiến anh vô cùng ấn tượng là quy mô trường huấn luyện bay có địa hình vô cùng đa dạng: có núi, biển, đồng bằng, xung quanh có rất nhiều sân bay có hoạt động lưu thông hàng không mật độ cao cũng như sân bay tư nhân, có hoặc không có hoạt động kiểm soát không lưu tại sân.
“Nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhất được áp dụng tại đây, trong đó có những công nghệ dẫn đường và tiếp cận hạ cánh chỉ có tại Mỹ. Các tàu bay huấn luyện rất đa dạng và hiện đại và trong quá trình huấn luyện, tôi đã được bay trên 6 loại tàu với cấu hình khác nhau giúp nâng cao trải nghiệm thực tế.
Một phần quan trọng của quá trình huấn luyện là các chuyến bay xa tích lũy giờ (cross-country). Trên các chuyến bay này, học viên phi công sẽ tự mình cầm lái đến các sân bay xa trường bay, thậm chí có thể đến các bang khác mà không có giáo viên đi cùng. Điều này giúp học viên tích lũy giờ bay, kinh nghiệm xử lý tình huống, kết hợp làm quen quy trình vận hành ở các sân bay khác nhau và mang lại những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong suốt quá trình huấn luyện”, anh cho biết thêm.
Công việc của phi công thế nào?
Chia sẻ nhiệm vụ thường ngày để chuẩn bị cho một chuyến bay, anh Toàn cho hay phi công phải có mặt trước giờ bay ít nhất 1 tiếng để chuẩn bị tài liệu bay, đánh giá kế hoạch bay, thời tiết, nhiên liệu, thông số khai thác bay, gặp mặt và thảo luận với các thành viên trước chuyến bay. Sau đó sẽ di chuyển ra tàu bay.
Khoảnh khắc vui vẻ sau buổi làm việc với đồng nghiệp
Tại tàu bay, cả 2 phi công sẽ thực hiện nhiệm vụ theo phân công lúc hội ý, gồm nhưng không giới hạn các công việc như: kiểm tra và tiếp nhận tàu bay, nhập dữ liệu bay, tính toán các thông số khai thác bay, xác nhận kế hoạch bay với kiểm soát không lưu, thảo luận các vấn đề mở rộng liên quan chuyến bay đang chuẩn bị khai thác. Sau khi mọi công việc chuẩn bị và kiểm tra đã hoàn tất, tổ bay sẽ xin huấn lệnh đẩy lùi/ nổ máy để tiến hành di chuyển ra đường băng, thực hiện cất cánh để khởi hành một chuyến bay.
Trong quá trình bay, khi có bất kỳ vấn đề phát sinh, tổ bay sẽ cùng xử lý đúng theo quy trình khai thác và tài liệu hướng dẫn. Các vấn đề có thể gặp trên chuyến bay phổ biến nhất có thể kể đến thời tiết xấu, hỏng hóc kỹ thuật hoặc các vấn đề liên quan đến hành khách cần sự trợ giúp đặc biệt. Ngoài ra, phi công còn phải phối hợp với kiểm soát không lưu để đảm bảo an toàn trên hành lang bay và các vấn đề chuyên biệt khác. Trong quá trình bay, yếu tố an toàn và phối hợp tổ lái luôn được đặt lên hàng đầu và xuyên suốt trong mọi công việc dù là nhỏ nhất.
Một chuyến bay bao gồm nhiều phân đoạn và tiếp cận hạ cánh là một trong những giai đoạn quan trọng, áp lực nhất. Phi công sẽ tính toán và đánh giá kỹ càng tất cả các khía cạnh đồng thời lên kế hoạch các khả năng dự phòng để đảm bảo việc thực hiện diễn ra suôn sẻ nhất. Đây là thời gian cực kỳ bận rộn với người phi công do đây là khu vực tập trung nhiều tàu bay đang hoạt động cùng lúc, vừa phối hợp theo huấn lệnh của kiểm soát không lưu vừa phải vận hành tàu bay đưa về trạng thái sẵn sàng hạ cánh. Việc hạ cánh chuẩn đem lại trải nghiệm tốt cho hành khách là một nhiệm vụ quan trọng của các thành viên tổ bay.
Sau khi hạ cánh và di chuyển vào bãi đỗ, hành khách di chuyển vào nhà ga còn phi công sẽ hoàn tất các thủ tục bay, ghi lại hành trình bay, xác nhận kỹ thuật, hội ý sau chuyến bay và tiếp tục các công đoạn như trên để chuẩn bị cho chuyến bay kế tiếp.
P. TS & CTSV – TH
Bài viết đọc nhiều nhất
tuyensinh
6 January, 2025

Tuyển sinh 2025, Học viện Hàng không Việt Nam mở nhiều ngành/chuyên ngành mới theo xu thế của thời đại

Ngày 5/1/2025, Học viện Hàng không Việt Nam đã tham gia Ngày hội tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh “Cùng bạn quyết định tương lai” 2025 tại trường ĐH SP Kỹ thuật TP. HCM. Nhiều thông tin mới được các thầy cô trong ban tư vấn thông tin đến thí sinh.  Gian tư vấn của […]
Chi tiết bài viết
vaaedu
22 November, 2024

Học viện Hàng không Việt Nam tổ chức các khóa học về ứng dụng AI trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đối tượng giảng viên

Học viện Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức các lớp học về ứng dụng AI trong đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên. Nội dung khóa học như sau: Thời gian tổ chức: từ 23/12/2024 – 15/01/2025 Mục tiêu […]
Chi tiết bài viết
vaaedu
31 August, 2024

Phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính

PMT-EMS ExamSys Test V2 Setup.msi setup.exe
Chi tiết bài viết
tuyensinh
25 December, 2024

Hội thảo xây dựng kế hoạch chiến lược Học viện hàng không Việt Nam: Quyết liệt hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược trụ cột

Trong 02 ngày làm việc từ 21-22/12/2024 tại TP. Phan Thiết, Học viện Hàng không Việt Nam đã tổ chức chuỗi Hội thảo “Học viện hàng không Việt Nam: Chiến lược phát triển đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với công nghệ trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn […]
Chi tiết bài viết
vaaedu
4 November, 2024

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM, LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH ĐẠI HỌC THÔNG MINH NHỜ CÔNG NGHỆ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – 04 NĂM NHÌN LẠI

Trường đại học thông minh (AI University) là trường đại học ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy, học tập, điều hành, quản lý,… Đây là một mô hình đang thu hút rất nhiều trường đại học trong thời kỳ giáo dục hiện đại. Khái niệm này được quan tâm và nghiên cứu […]
Chi tiết bài viết
Ươm mầm tài năng trẻ

Tuyển sinh

Xem tất cả

Tra cứu văn bằng

Tra cứu ngay