NHIỀU NỘI DUNG HẤP DẪN TẠI HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CÔNG NGHỆ MÁY BAY DO HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CHỦ TRÌ
Ngày 27/8, tại TP. HCM, Học viện Hàng không Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Nghiên cứu năng lượng và hàng không bền vững quốc tế (SARES) và Trường Đại học Kỹ thuật Eskisehir (Thổ Nhĩ Kỳ) tổ chức chuỗi Hội thảo quốc tế về công nghệ máy bay.
Hội thảo quy tụ hàng trăm nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà sản xuất và doanh nghiệp trong và ngoài nước
Ngày 27/8, tại TP. HCM, Học viện Hàng không Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Nghiên cứu năng lượng và hàng không bền vững quốc tế (SARES) và Trường Đại học Kỹ thuật Eskisehir (Thổ Nhĩ Kỳ) tổ chức chuỗi Hội thảo quốc tế về công nghệ máy bay.
Hội thảo diễn ra từ ngày 27 đến 29/8 tại khuôn viên Học viện Hàng không Việt Nam, theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện khoa học này quy tụ hàng trăm nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà sản xuất và doanh nghiệp đến từ Serbia, Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hungary… và những cơ sở đào tạo nghiên cứu hàng đầu trong nước như: Trường Đại học Công nghệ TP. HCM, Sở Xây dựng TP. HCM…
Ông Hikmet Karakoc – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Hàng không dân dụng, Đại học Kỹ thuật Eskişehir, Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ tại hội thảo
Hội thảo nhận được hơn 70 bài tham luận từ các nhà khoa học trong và ngoài nước, qua đó tuyển chọn hơn 40 bài trình bày tại các phiên thảo luận. Các đại biểu đã trình bày các khía cạnh mới nhất và có tính tương lai trong lĩnh vực hàng không vũ trụ như thiết kế và tối ưu hóa máy bay, hệ thống động lực hàng không vũ trụ, hướng dẫn và điều khiển máy bay, sản xuất hiện đại, MRO, hoạt động vận tải hàng không…
BTC, quý đại biểu cùng chụp ảnh lưu niệm
Thông qua hội thảo sẽ thúc đẩy một loạt các chủ đề liên quan đến điện khí hóa các phương tiện trên không như thiết kế máy bay chạy hoàn toàn bằng điện, động cơ điện, sản xuất và lưu trữ điện trong phương tiện trên không… mở ra nhiều chủ đề thú vị về công nghệ máy bay MRO và vận hành.
Tại Hội thảo, các đại biểu sẽ trình bày và trao đổi về các khía cạnh mới nhất, có tính tương lai trong lĩnh vực hàng không vũ trụ như: Thiết kế và tối ưu hóa máy bay, hệ thống động lực hàng không vũ trụ, hướng dẫn và điều khiển máy bay, sản xuất hiện đại, MRO, hoạt động vận tải hàng không, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hàng không vũ trụ, năng lượng sạch và giảm phát thải…
Lãnh đạo Học viện và GS Hikmet Karakoc – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Hàng không dân dụng, Đại học Kỹ thuật Eskişehir, Thổ Nhĩ Kỳ trao đổi về cơ hội hợp tác 2 bên tại Hội nghị.
Nguồn: Tổng hợp