Tăng cường công tác an toàn Vệ sinh lao động, An toàn giao thông
Thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn gắn liền với hoạt động sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động; để chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ. Người lao động là nhân tố quan trọng trong hoạt động của đơn vị; việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ giúp cho đơn vị phát triển lâu dài.
Trong những năm qua các cấp Công đoàn đã phối hợp với Học viện và các đơn vị trực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ; nâng cao nhận thức, ý thức người lao động về làm việc an toàn; ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ … Nhận thức được trách nhiệm Công đoàn các cấp đã chỉ đạo đổi mới hoạt động Công đoàn với phương châm hướng về cơ sở, sát người lao động; chủ động phối hợp chính quyền cùng cấp tăng cường công tác ATVSLĐ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động. Gắn việc phát động các phong trào thi đua lao động, nâng cao hiệu quả, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức thực tốt phong trào: “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” trong đơn vị.
Thực hiện văn bản số 432/CĐN ngày 27/5/2024 của Công đoàn GTVT Việt Nam, văn bản số 139/CĐCHK ngày 03/6/2024 của Công đoàn Cục Hàng không Việt Nam về tăng cường công tác an toàn Vệ sinh lao động, an toàn giao thông; Công đoàn Học viện đã triển khai đến các cấp công đoàn, đoàn viên, người lao động:
1. Chấp hành, triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới; Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cưòng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới; Chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, về TTATGT và các văn bản hướng dẫn thi hành để người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm.
2. Công đoàn các cấp đối luôn xác định rõ công tác ATVSLĐ là công tác đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của từng cấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về công tác ATVSLĐ, ATGT, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo mục tiêu công tác của cơ quan, đơn vị nhất là các công việc có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dễ xảy ra cháy nổ.
3. Tăng cường, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Công đoàn với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra; giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để kịp thời phát hiện các vi phạm, sai phạm, các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động, từ đó yêu cầu khắc phục các vi phạm, nguy cơ mất an toàn lao động để ngăn ngừa sự cố, tai nạn lao động, bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.
Tại các vị trí công tác có nguy cơ cao xảy ra sự cố mất an toàn, tai nạn lao động như phòng thực tập, thực nghiệm …, Công đoàn phối hợp trong thực hiện giám sát, xây dựng quy định về ATVSLĐ, xây dựng kế hoạch định kỳ tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người lao động hiểu và phòng tránh mất ATVSLĐ; xây dựng và thực hiện đầy đủ nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của máy móc, thiết bị và nơi làm việc; kiểm tra thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy.
4. Để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, người lao động có trách nhiệm: Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao (theo Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
5. Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, các quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ, xây dựng được môi trường làm việc an toàn, lành mạnh góp phần hạn chế thấp nhất những sự cố, tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra sẽ giúp cho người lao động yên tâm làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
BCH CÔNG ĐOÀN HỌC VIỆN